Phần 3: Mọi điều về cửu sừng – Sự phân loại và những loài đã được ghi nhận

Phần 3: Mọi điều về cửu sừng – Sự phân loại và những loài đã được ghi nhận

Update mới nhất: 16/03/2023

Bài viết này nằm trong series Mọi điều về cửu sừng, các bạn có thể xem thêm các phần khác tại Phần 1: Mọi điều về cửu sừng

Vị trí và sự phân loại của cửu sừng

Cửu sừng đã được phân loại dưới lớp Actinopterygii, hay còn được biết là cá vây gai, và là một trong những loài cá lâu đời nhất còn tồn tại ngày nay. Cứu sừng cũng được biết đến là khác biệt nhất so với các loài cá vây gai khác (Hình 1). Điều này được xác định thông qua dữ liệu gen và hình thái học.

Hình 1. Vị trí của cửu sừng. Nguồn ảnh từ BMC evolutionary biology


Điều này rất có ý nghĩa vì cá cửu sừng là loài có niên đại cổ nhất trong số những loài cá vây gai còn tồn tại, khiến chúng trở thành tâm điểm của những nghiên cứu tiến hoá cung cấp những kiến thức về sự phát triển của những chức năng nguyên thuỷ của người và động vật.

Ngày nay, có 2 chi còn tồn tại là Polypterus và Erpetoichthys. Cũng là nhóm cổ xưa nhất cho rất nhiều loài cá hiện nay.
Cho đến hiện tại, hầu hết sự phân loại của cửu sừng đều được thực hiện thông qua nghiên cứu hình thái học (cấu tạo và kiểu hình) và so sánh kích thước tương quan hoặc đếm số lượng một số cơ quan (ví dụ như số lượng vây hoặc số lượng sừng)

Hình 2. Các thông số để phân loại cửu sừng

Hình 2 thể hiện nhiều cách đã được sử dụng để phân loại và so sánh các loài cửu sừng trong các nghiên cứu khoa học cũng là các tiêu chuẩn trong lĩnh vực nghiên cứu về cá.

Những loài đã được ghi nhận

Sự phân loại các loài cửu sừng đã trải qua rất nhiều lần sửa đổi, một số loài hoặc biến thể địa lý đã được biết, tuy nhiên dưới góc độ khoa học thì những loài này không chính thức được ghi nhận. Lần chỉnh sửa mới nhất đã được thực hiện bởi hai nhà khoa học Châu Âu là Timo Moritz and Ralf Britz có tên là “Sửa đổi của những loài cửu sừng hiện có (Actinopterygii: Cladistia)” – nguyên văn: Revision of the extant Polypteridae (Actinopterygii: Cladistia) – được công bố vào tháng 7/2019. Đây là một nghiên cứu về hình thái học đã được thực hiện để phân biệt đến mức độ các loài trong cùng một bộ. Các bạn có thể xem thêm nghiên cứu này tại đây
Nghiên cứu này đã công bố sự có mặt của 13 loài cửu sừng được ghi nhận và 1 loài cá rắn (cửu sừng rắn), trong đó có:

STTTên tiếng AnhTên thường gọi tiếng Việt
1P. ansorgiiAnsorgii
2P. bichirPBB hay còn gọi là Nile, Lapradei cũng đã vào nhóm này theo báo cáo năm 2019
3P. congicusCông Gô
4P. delheziBích
5P. endlicheriHoàng đế
6P. mokelembembeMokelem
7P. ornatipinnisBông
8P. palmasPolli vàng sọc đen
9P. polliPolli xanh
10P. retropinnisRetro
11P. senegalusXám
12P. teugelsiPolli đỏ
13P. weeksiiWeeksii hay Mottled
14E. calabaricusCửu sừng rắn
Lưu ý: Bảng này mình dựa trên kinh nghiệm cá nhân và hình ảnh của cửu sừng để tìm ra tên tiếng Việt nên có thể chưa chính xác, các bạn cùng comment để thảo luận nhé

Đã có một vài sự thay đổi nhưng sẽ cần thêm những nghiên cứu sâu và phức tạp. Tuy nhiên, có thể tóm tắt như sau:

  • P. lapradei và “katangae” được xếp vào nhóm P. bichir
  • P. palmas buettikoferi và P. retropinnis lowei được xếp dưới nhóm P. palmas
  • P. senegalus meridionalis tương đồng với P. senegalus; mặc dù nó lớn hơn về kích thước, và một số biến thể về địa lý sau này.

Tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ di truyền giữa các loài cửu sừng vẫn đang tiếp tục và danh sách này vẫn có thể thay đổi, một nghiên cứu phân tích gen hoàn chỉnh sẽ đưa ra một khung cụ thể để so sánh và phân loại tốt hơn là việc chỉ dựa trên hình thái học thuần tuý.

Nghiên cứu về gen và mối quan hệ di truyền mới nhất tính đến nay là vào năm 2010 và hiện vẫn đang được thực hiện sửa đổi. Vì vậy danh sách này có thể sẽ vẫn còn thay đổi trong tương lai. Và biết đâu có thể một lúc nào đó sẽ có một loài cửu sừng mới được phát hiện.


Bài viết được biên dịch từ Everything you need to know about Bichirs. của thành viên Hendre từ diễn đàn MonsterFishKeepers

Tài liệu tham khảo: BMC Evolutionary Biology, Maija Karala’s blog, MFK, MFK, MFK, MFK, ResearchGate, ResearchGate, ResearchGate, Taylor & Francis Online, Wikipedia, Wikipedia, Wikipedia, Wikipedia

Cám ơn các anh em từ nhóm Hội Cá Cửu Sừng Việt Nam – Vietnam Polypterus Fish collectors đã góp phần hoàn thiện bài viết này


Nếu thấy nội dung bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân. Đừng quên theo dõi Ngon Bổ Xẻ qua Facebook và Youtube để luôn cập nhật các nội dung mới nhất. Ngoài ra, mình cũng có lập Group FB chuyên chia sẻ các deal hời cho anh em về công nghệ, điện từ, gia dụng… các bạn cũng có thể tham gia nha. Một lần nữa, chân thành cám ơn các bạn và hẹn gặp lại trong những nội dung kế tiếp ❤️


Chia sẻ bài viết:

Long Bichir

Mình có niềm yêu thích với cá cảnh. Mong muốn của mình là đem lại những thông tin chính xác, có tính khoa học về cá cảnh. Hy vọng có thể đem lại những kiến thức bổ ích cho những bạn nào đã đang và sẽ nuôi cá cảnh. Kết nối với mình tại Facebook Long Bichir

Hãy để lại bình luận và đánh giá bài viết

  • Rating
Choose Image

Nội dung này đã được bảo vệ bởi DMCA. Vui lòng không sao chép.