Phần 2: Mọi điều về cửu sừng – Lịch sử và hoá thạch

Phần 2:  Mọi điều về cửu sừng – Lịch sử và hoá thạch

Bài viết này nằm trong series Mọi điều về cửu sừng, các bạn có thể xem thêm các phần khác tại Phần 1: Mọi điều về cửu sừng

Cửu sừng trong khoảng 200 năm trở lại đây

Cuộc viễn chinh của Napoleon Bonaparte đến Ai cập vào năm 1798 đó là mở ra một cánh cửa mới cho cộng đồng khoa học phương tây đến với vùng đất của các Pharaon này. Một trong số 167 các học giả đã được chọn để đi cùng trong hành trình vĩ đại này là Geoffroy Saint-Hilaire – nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên người Pháp, ông là nhà khoa học đầu tiên tiếp xúc với cá Cửu sừng.

Dọc theo bờ sông Nile, ông đã quan sát thấy một loài cá lớn mày xanh lá với những chiếc vảy cứng và rất nhiều vây nằm trên lưng – cũng là lý do nó có tên là Polypterus (Poly = Many = Nhiều, pteron = fin = vây; Polypterus = Nhiều vây; ở Việt Nam chúng ta gọi là Cửu sừng). Sau đó ông đã đặt tên khoa học cho loài này là Polypterus Bichir tại một hội thảo khoa học. Từ “Bichir” (phiên âm là bee-sheer) ông sử dụng có nguồn gốc từ cách mà người dân địa phương gọi loại cá này, khi mà chúng được miêu tả như một chiếc roi da. Năm 1809,  Saint Hilaire đã phát biểu về sự phát hiện của ông: “Chỉ cần phát hiện ra loài này đã là sự bù đắp cho tất cả những đau khổ khi phải đi một hành trình dài và gian nan”. Sau này ông đã trở thành giáo sư động vật học tại Paris và đã làm việc tích cực trong các nghiên cứu giải phẫu học và đã hợp tác mật thiết với nhà khoa học đầy sức ảnh hưởng Baron Georges Cuvier nhiều năm sau đó.

Phần 2: Mọi điều về cửu sừng - Lịch sử và hoá thạch
Hình ảnh giải phẫu cửu sừng

Phân loại cá cửu sừng vẫn là chủ đề nóng sau rất nhiều năm vì chưa thể khẳng định chắc chắn vị trí của chúng trong tự nhiên bởi vì sự kết hợp giữa nhiều đặc điểm khác thường và độc đáo. Do đó, Thomas Henry Huxley đã tạo ra phân lớp Crossopterygian vào năm 1810 bao gồm cả những động vật đã tuyệt chủng và cả những loài đang tồn tại, chẳng hạn như Cửu sừng, với phổi và vây ngực. Điều này được thực hiện hoàn toàn từ nghiên cứu các mẫu vật được bảo quản nên sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai.

Vào những năm 1870, Francis Balfour và các sinh viên từ Cambridge đã công bố rằng phôi thai học là nền tảng chính của nghiên cứu tiến hóa, thúc đẩy mối quan tâm mới đối với Cửu sừng và cá phổi, loài nào đã tạo ra động vật bốn chân thời hiện đại? (chẳng hạn như con người)

Vào thời điểm đó, vòng đời của Cửu sừng vẫn là một ẩn số do môi trường sống của cá cửu sừng rất khắc nghiệt và có nhiều cuộc chiến diễn ra trong khu vực. Thời điểm này có một nhân tố mới xuất hiện, tên ông là John Samuel Budgett (1872-1904). Budgett là một nhà động vật học đến từ Anh, người cuối cùng đã khám phá ra hầu hết những gì sẽ biết về cá Cửu sừng trong nhiều thập kỷ, ông đã trải qua bốn cuộc viễn thám vào năm 1898, 1900, 1902 và 1903. Mục tiêu chính của ông là nghiên cứu thói quen sinh sản và sự phát triển phôi của loài cá này.

Trong cuộc viễn thám đầu tiên đến Gambia, tuy đã được tiếp xúc với những cá thể mang trứng nhưng Budgett đã không thành công trong việc phát triển phôi cũng như thụ tinh nhân tạo, chuyến đi này cũng đã bị rút ngắn vì một số vấn đề liên quan đến sức khoẻ. Ông đã quay trở lại đây vào năm 1900, một lần nữa, ông lại đã thất bại trong việc tìm kiếm những phôi trứng đã được thụ tinh.

Trong chuyến viễn thám thứ 3 vào năm 1902, Budgett đã đi quanh Uganda nơi mà ông đã tìm thấy rất nhiều cá thể cửu sừng đang và đã đẻ trứng nhưng ông cũng không thể tìm thấy bất kì con cá con (cá bột) nào. Mặc dù có tiền sử sức khoẻ kém và có nhiều rủi ro, Budgett đã đi chuyến cuối cùng đến Sierra Leone vào cuối năm 1903. Sau 2 tuần hành quân và một tháng nghiên cứu thất bại, ông đã bắt được một số cá thể cửu sừng xám (P.Senegalus) và đã thụ tinh thành công nhân tạo khoảng 1000 trứng. Mặc dù lứa đầu tiên sau khi nở đã bị chết vì bị nấm sau một tuần, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và trong vòng một tháng đã bảo quản được nhiều mẫu vật trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và một vài ấu trùng.

Trở lại Cambridge, Budgett đã làm việc hăng say để xuất bản các công trình của mình, hoàn thiện các bản phác thảo của mình vào ngày ông bị đột quỵ do bệnh sốt tiểu đen, kèm theo là vài cơn sốt rét vài ngày sau đó. Ông mất vì căn bệnh vào ngày 19/01/1094, ngày mà ông dự định sẽ báo cáo công trình nghiên cứu lên hiệp hội Động vật học. Bạn của ông John Graham Kerr đã được giao nhiệm vụ xuất bản các báo cáo của Budgett, được thực hiện như cách tưởng niệm và xuất bản cũng những bản vẽ gốc của ông

Những công trình nghiên cứu của Budgett là nhân tố chính trong việc quyết định loại Cửu sừng ra khỏi bộ Crossopterygian và thay vào đó được xếp vào chi Palaeoniscidae, chi của các loài cá vây tia nguyên thuỷ nhất. Điều này đã loại bỏ Cửu sừng như là một ứng cử viên cho những nghiên cứu về sự phát triển của động vật bốn chân. Điều này cũng đã được khẳng định thông qua những nghiên cứu về gen. Những ấn phẩm của ông vẫn là một trong những nghiên cứu quan trọng nhất về từng được thực hiện với cá Cửu sừng, một nghiên cứu năm 1997 cũng đã khẳng định kết quả của Budgett về nghiên cứu sự phát triển phôi của loài cá này.

Nghiên cứu về cửu sừng vẫn đang tiếp tục cho tới ngày nay với mối quan tâm lớn về các đặc điểm hình thái duy nhất của chúng trong số các động vật còn sống hiện nay. Ngoài sự quan tâm của khoa học, chúng đã trở thành vật nuôi thời tiền sử phổ biến cho hồ cá cảnh và nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa.

Thời tiền sử và những di chỉ hoá thạch

Câu chuyện về những di chỉ hoá thạch đã mở ra cánh cửa nhìn về quá khứ 100 triệu năm trước, và mới chỉ là đối với những hoá thạch đã được tìm thấy. Những chiếc vảy, gai lưng và nhiều mảnh xương khác đã được tìm thấy ở Nam Mỹ (Bolivia và Brazil) và một số đã được tìm thấy ở Niger và Sudan. 2 mảnh di chỉ quan trọng nhất đã được tìm ra ở Morocco. Những di chỉ hoá thạch này trải dài trên diện tích rộng hơn so với sự phân bố của cửu sừng thời nay, vì hiện giờ đã không còn cửu sừng ở khu vực Nam Mỹ.

Di chỉ khảo cổ của cá cửu sừng được nhận biết bởi vảy láng 3 lớp độc đáo có chứa một lớp isopedine (collagen khoáng hoá) ở giữa. Những di chỉ được tìm thấy ở Nam Mỹ đã được ghi nhận có niên đại từ 53-56 triệu năm trước trong khi đó những di chỉ tìm thấy ở Châu Phi có niên đại lên đến 96 triệu năm trước. Châu Phi và Nam Mỹ đã tách rời từ một mảng lục địa vào khoảng 180-200 triệu năm trước, điều đó cho thấy cá cửu sừng đã tồn tại ở trái đất trước khi 2 châu lục này tách rời, và phát triển thành cá cửu sừng ở Châu Phi mà ngày nay chúng ta có thể thấy, trong khi đó, những cá thể ở khu vực Nam Mỹ đã không còn tồn tại. Hình 1 dưới đây chỉ ra những di chỉ khảo cổ tại nơi đã được tìm thấy và niên đại của những di chỉ này.

Phần 2: Mọi điều về cửu sừng - Lịch sử và hoá thạch
Hình 1: Danh sách cửu sừng và di chỉ khảo cổ

Thông qua những di chỉ khảo cổ, có hai loài khác biệt so với những loài khác đó là: Polypterus Faraou và Bawitius khổng lồ. Bawitius là một chi đã tuyệt chủng tại Ai Cập với chỉ một loài đó là Bawitius Bartheli. Được biết đến thông qua một vài mảnh xương và vẩy, nhưng khi so sánh kích cỡ, loài này được tin là đã có một kích thước siêu to khổng lồ với ước tính chiều dài khoảng 3 mét như hình 2.

Phần 2: Mọi điều về cửu sừng - Lịch sử và hoá thạch
Hình 2. So sánh kích cỡ của Bawitius với một người lớn cao 1.8m
Nguồn: Prehistoric wildlife, bạn có thể truy cập trang chủ tại đây


Polypterus Faraou là một loài gần với thời nay hơn và đã được tìm thấy những di chỉ khảo cổ hoàn thiện nhất với toàn bộ khung xương và có thể dựng lại thành khung xương ở quốc gia Chad. Di chỉ khảo cổ này cho thấy cá thể Faraou này đã sống ở giai đoạn sau của kỷ Miocene (khoảng 5.3 triệu năm trước) và là di chỉ khảo cổ duy nhất có tính xác nhận được ghi nhận của loài cửu sừng và khá tương đồng với những loài cửu sừng hiện đại như là P. Bichir và P. Endlicheri với một kiểu hình nguyên sơ và có đường chỉ thân trên vảy giống như P. Bichir, P. Endlicheri và P. Ansorgii.

Phần 2: Mọi điều về cửu sừng - Lịch sử và hoá thạch
Hình 3. Di chỉ khảo cổ của P. Farou
Phần 2: Mọi điều về cửu sừng - Lịch sử và hoá thạch
Di chỉ khảo cổ của Faraou. Nguồn ảnh: Oxford University Press
Phần 2: Mọi điều về cửu sừng - Lịch sử và hoá thạch
Kích cỡ của mẫu vật Faraou được tìm thấy. Nguồn ảnh: Oxford University Press

Sẽ còn rất nhiều nghiên cứu về những di chỉ khảo cổ của cá cửu sừng vì chúng là một nhóm động vật rất có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử phát triển của tự nhiên.


Bài viết được biên dịch từ Everything you need to know about Bichirs. của thành viên Hendre từ diễn đàn MonsterFishKeepers

Tài liệu tham khảo: BMC Evolutionary Biology, Maija Karala’s blog, MFK, MFK, MFK, MFK, ResearchGate, ResearchGate, ResearchGate, Taylor & Francis Online, Wikipedia, Wikipedia, Wikipedia, Wikipedia


Nếu thấy nội dung bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân. Đừng quên theo dõi Ngon Bổ Xẻ qua Facebook và Youtube để luôn cập nhật các nội dung mới nhất. Ngoài ra, mình cũng có lập Group FB chuyên chia sẻ các deal hời cho anh em về công nghệ, điện từ, gia dụng… các bạn cũng có thể tham gia nha. Một lần nữa, chân thành cám ơn các bạn và hẹn gặp lại trong những nội dung kế tiếp ❤️


Chia sẻ bài viết:

Long Bichir

Mình có niềm yêu thích với cá cảnh. Mong muốn của mình là đem lại những thông tin chính xác, có tính khoa học về cá cảnh. Hy vọng có thể đem lại những kiến thức bổ ích cho những bạn nào đã đang và sẽ nuôi cá cảnh. Kết nối với mình tại Facebook Long Bichir

Hãy để lại bình luận và đánh giá bài viết

  • Rating
Choose Image

Nội dung này đã được bảo vệ bởi DMCA. Vui lòng không sao chép.