Phần 7: Mọi điều về cửu sừng – Lưu ý khi mua cửu sừng

Phần 7: Mọi điều về cửu sừng – Lưu ý khi mua cửu sừng

Bài viết này nằm trong series Mọi điều về cửu sừng, các bạn có thể xem thêm các phần khác tại Phần 1: Mọi điều về cửu sừng

Mua tại cửa hàng

Khi tìm mua cửu sừng tại cửa hàng, bạn nên tìm một con cá khỏe mạnh để giảm nguy cơ tử vong trong thời gian chúng thích nghi với môi trường mới. Những điều quan trọng nhất cần chú ý là:

  • Mắt rõ, không bị đục
  • Đủ tất cả các vây và đuôi (vây ngực, vây hậu môn và vây lưng)
  • Không thấy nấm hoặc ký sinh trùng trên cá
  • Cá tỉnh táo, không lờ đờ
  • Không có biến dạng ở lỗ mũi hoặc hàm
  • Nên cho ăn ở cửa hàng trước khi mua về. Cửu sừng sẽ thường nhịn vài ngày trước khi quen nước và ăn trở lại

Nếu là cá đánh bắt tự nhiên, nên dưỡng cá tại cửa hàng trong một hoặc hai tuần, các kỹ thuật đánh bắt và bẫy đều làm chúng rất căng thẳng và một số sẽ không sống sót trong một hai tuần đầu tiên trong môi trường nuôi nhốt. Nếu chúng khoẻ mạnh lên sau khoảng thời gian đó, thì nó sẽ ổn, thường ở Việt Nam, khi cá về đến cửa hàng thì cũng đã trải qua rất nhiều hành trình, và thường các cửa hàng cũng sẽ dưỡng cá một vài ngày trước khi bán nên bạn cũng không phải quá lo lắng về vấn đề này. Chọn một con cá khỏe mạnh là rất quan trọng để cải thiện cơ hội thành công trong việc nuôi cửu sừng.

Sau khi mua cá, bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Với bể mới, chưa có cá, bạn có thể thả vào bể luôn, tuy nhiên cần ngâm bọc cá vào bể để cân bằng nhiệt. Sau đó từ từ cho nước của bể vào trong bịch để cá quen dần với môi trường mới. Cuối cùng là nhẹ nhàng vớt cá vào bể. Tránh đổ nước của cửa hàng vào để tránh các nguy cơ tiềm ẩn
  • Với bể cá đã ổn định, bạn nên cho cá mới cách ly tại một bể khác. Cách thức thả cá vào bể cách ly tương tự như trên

Tầm quan trọng của kiểm dịch

Một quá trình cách ly nên được thực hiện. Quá trình này rất quan trọng để đưa cửu sừng mới (đặc biệt là các loài hoang dã) vào bể và nên được thực hiện tốt nhất với một bể cách ly chuyên dụng. Nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ cứu bộ sưu tập của bạn khỏi các ký sinh trùng hoặc bệnh tiềm ẩn cũng như giảm lượng thuốc mà nếu không may bạn có thể cần dùng đến.

Việc thiết lập bể cách ly có thể đơn giản như một bể cá với bộ lọc, sưởi, cây nhựa và vài nơi để cá ẩn nấp. Nó có thể phức tạp hơn tuỳ bạn thích, nhưng nếu mọi thứ đơn giản thì việ khử trùng sau khi cách ly sẽ đơn giản hơn. Bể này có thể được sử dụng như một bể bệnh viện nếu cần thiết. Quá trình kiểm dịch thực tế rất dễ dàng: Sau khi setup bể, thả cá và sau đó quan sát nó trong một khoảng thời gian. Điều này cho phép bạn theo dõi và điều trị bất kỳ vấn đề hoặc bệnh tiềm ẩn nào, thực hiện điều trị dự phòng và đồng thời có thể tập cho cá ăn dễ dàng trước khi gia nhập bể chính. Khoảng thời gian cách ly tối thiểu nên là hai tuần mặc dù 4 – 6 tuần là lý tưởng để bạn có đủ thời gian quan sát. Nếu không có vấn đề gì chúng đã an toàn để nhập hội.

Điều trị các vấn đề phổ biến cho cá trước khi vào bể cũng là một bước phòng ngừa quan trọng để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm giữa cá mới và cá đã ổn định. Có hai phương pháp điều trị dự phòng nên được sử dụng:

Tắm muối

Đây là bước đầu tiên trong việc điều trị những chú cá mới và nhắm vào ký sinh trùng bên ngoài. Mình thường sử dụng phương pháp tắm muối (NaCl) với nồng độ 2-3% (30g muối trên 1 lít nước) trong vòng 30 phút để trị kí sinh trùng. Theo dõi nghiêm ngặt quá trình này, nếu cá trở nên bất thường, mất phản ứng hoặc mất thăng bằng hay có bất kỳ dấu hiệu căng thẳng cấp tính nào khác, ngay lập tức di chuyển cá vào bể nước ngọt để phục hồi. Điều này sẽ khiến hầu hết các ký sinh trùng bên ngoài rời ra khỏi cá.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc trị nấm, kí sinh trùng cũng có thể được sử dụng như là tetra, xanh methylen, thuốc tím. Tuy nhiên, liều lượng cần tuân theo chỉ định của nhà sản xuất. Trong quá trình ngâm thuốc, bạn cũng cần theo dõi chặt chẽ và tách cá ra khỏi nước thuốc ngay khi có dấu hiệu bất thường


Bài viết được biên dịch từ Everything you need to know about Bichirs. của thành viên Hendre từ diễn đàn MonsterFishKeepers

Tài liệu tham khảo: BMC Evolutionary BiologyMaija Karala’s blogMFKMFKMFKMFKResearchGateResearchGateResearchGateTaylor & Francis OnlineWikipediaWikipediaWikipediaWikipedia


Nếu thấy nội dung bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân. Đừng quên theo dõi Ngon Bổ Xẻ qua Facebook và Youtube để luôn cập nhật các nội dung mới nhất. Ngoài ra, mình cũng có lập Group FB chuyên chia sẻ các deal hời cho anh em về công nghệ, điện từ, gia dụng… các bạn cũng có thể tham gia nha. Một lần nữa, chân thành cám ơn các bạn và hẹn gặp lại trong những nội dung kế tiếp ❤️


Chia sẻ bài viết:

Long Bichir

Mình có niềm yêu thích với cá cảnh. Mong muốn của mình là đem lại những thông tin chính xác, có tính khoa học về cá cảnh. Hy vọng có thể đem lại những kiến thức bổ ích cho những bạn nào đã đang và sẽ nuôi cá cảnh. Kết nối với mình tại Facebook Long Bichir

Hãy để lại bình luận và đánh giá bài viết

  • Rating
Choose Image

Nội dung này đã được bảo vệ bởi DMCA. Vui lòng không sao chép.